Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

Lụa tơ tằm Vạn Phúc - Gốm Bát Tràng, nhộn nhạo hành vi bôi nhọ thương hiệu

Lụa Vạn Phúc Hà Đông (Hà Nội) ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi.

Lụa Vạn Phúc và gốm Bát Tràng là hai thương hiệu nổi tiếng. Thế nhưng, vì lợi nhuận, vì sự biến động của thị trường, không ít chủ hàng đã "treo đầu dê, bán thịt chó", hoặc nhập hàng Trung Quốc bán kèm với hàng truyền thống, gây khó khăn, bức xúc cho người mua và ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu làng nghề.

"Hàng đâu đâu" làm nhàu hàng nội

Không ít người mua lụa ở Vạn Phúc với giá khá "phải chăng", chưa kịp mừng thì đã cay cú vì mua phải đồ giả. Chị Nguyễn Thị Nga (Thanh Xuân, Hà Nội) muốn mua chiếc khăn lụa tơ tằm "xịn" để tặng bạn, hỏi thì được "quát" với giá 200 nghìn đồng. Sau khi mặc cả, chủ hàng đồng ý bán với giá 150 nghìn đồng. Thêm nữa, chị cũng mua một chiếc áo với giá 155 nghìn đồng. Chị Nga mang về nhà, nhờ người có kinh nghiệm thử thì được biết, chiếc khăn lụa mà chị mua được có đến 80% là... ni-lông, còn áo thì chỉ giặt được một lần rồi mầu bạc phếch, sợi co nhăn nhúm.

Chị Nga không phải là người đầu tiên bị lừa. Rất nhiều người khác đến mua lụa Vạn Phúc đều trả tiền thật nhưng phải cầm hàng giả. Hiện nay, "lụa Trung Quốc" xuất hiện tràn lan ở làng lụa Vạn Phúc với giá rất rẻ. Chẳng ít người thiếu kinh nghiệm đến hỏi mua, đều được giới thiệu lụa Vạn Phúc, nhưng mang về chỉ được mấy ngày thì đồ đều biến dạng, bạc mầu. Biết thế nhưng các chủ hàng đánh vào tâm lý người mua là thích dùng hàng rẻ tiền, đã nhập hàng Trung Quốc rồi về gắn mác Vạn Phúc bày bán ở một ngôi làng nổi tiếng hàng trăm năm để hưởng lợi.

Theo khảo sát, rất nhiều làng quay tơ (sơ chế kén tằm thành sợi) ở Hà Nam, Nam Ðịnh, Bắc Ninh... đã phải "bạc mặt" vì lỗ, nhiều hộ gia đình phải bỏ nghề vì làm ăn không hiệu quả. Ngay đến làng dệt Nha Xá (Duy Tiên - Hà Nam) cũng lao đao vì làm nghề không có lãi. Giá thành phẩm của một chiếc khăn lụa tơ tằm, ít nhất là 600 nghìn đồng, chiếc áo bình thường cũng hơn một triệu đồng. Thế nhưng, người mua đến chợ lụa Vạn Phúc vẫn có thể tìm được những chiếc khăn giá 150 nghìn, mà chủ hàng bảo là hàng "xịn" thì thật đáng sợ!

khăn lụa tơ tằm hà đông

Một mẫu khăn lụa tơ tằm Hà Đông dệt thủ công với kích thước 180 x 80 (cm) có giá 1 triệu 6

Cũng như lụa Vạn Phúc, chợ làng gốm Bát Tràng đang bị hàng Trung Quốc "tiến công". Theo những người làm nghề, họ nhập hàng Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của người thích giá rẻ. Chủ một lò gốm cho biết: "Hàng Trung Quốc tuy có những món tinh xảo nhưng rất mỏng, dễ vỡ. Nếu cầm hai cái bát, một của Trung Quốc, một của Bát Tràng đập vào nhau thì bát Trung Quốc sẽ vỡ trước. Hàng Trung Quốc bán ở đây chủ yếu là cốc, bát, móc chìa khóa và những món đồ chơi nhỏ... gọi là cho đa dạng, chứ bán đồ Bát Tràng còn chẳng hết, huống hồ...". Một số ông chủ khác cho biết, vì hàng gốm có nhiều loại, đa dạng, có những món giá chỉ vài nghìn đồng, ai cũng có thể mua được nên chủ hàng chẳng cần thiết phải nhập hàng Trung Quốc để bán. Và nếu có bán thì là hàng nước nào phải nói rõ ràng cho khách mua lựa chọn.

Bôi nhọ thương hiệu

Phải thừa nhận rằng, trước dòng chảy của kinh tế thị trường, rất nhiều làng nghề phải "phát sốt" vì làm ăn thua lỗ. Vạn Phúc cũng là làng nghề nằm trong số đó, nhiều gia đình bỏ nghề tìm việc khác, những cỗ máy dệt bị nằm đắp chiếu. Khoảng chục năm qua, uy tín một làng nghề truyền thống lâu đời làng lụa Vạn Phúc đã bị giảm, bởi nhiều người đã lợi dụng thương hiệu để trục lợi riêng. Họ đưa hàng Trung Quốc sang và "tung hỏa mù", làm nhiều người hồ nghi về chất lượng lụa của làng. Chính những người trước đây rất thích lụa thì nay đã quay lưng lại với làng nghề này. Về những chiếc áo, chiếc khăn một số chủ hiệu bán giá "mềm", được giới thiệu là hàng truyền thống thì lại có thể tìm thấy ở bất cứ chợ vải nào trong cả nước. Ðiều đó cho thấy sự nhộn nhạo của mặt hàng này đang trở nên ngày càng nhức nhối, và thực chất những hành vi "mập mờ đánh lận con đen" ấy đã bôi nhọ cho thương hiệu lụa Vạn Phúc(!). Và, cũng từ đó đến nay, không biết bao nhiêu khách hàng đã bị "làm thịt". Nhiều nghệ nhân trăn trở, giữ nghề truyền thống có biết thực trạng trên nhưng đều bất lực. Ông Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc chỉ thừa nhận: "Ðúng là có hiện tượng hàng không nguồn gốc đang được bày bán tại một số cửa hàng lụa Vạn Phúc, nhưng số lượng này không nhiều, chủ yếu là khăn lụa...".

Ông Nguyễn Văn Quân, một chủ xưởng dệt rất bức xúc vì nhiều người lấy thương hiệu làng nghề ra... bán. Ông cho biết: "Rất hiếm cửa hiệu nào dán nhãn mác của đơn vị mình vào sau tấm áo, chiếc khăn. Nếu tìm hiểu kỹ trên thị trường, thì lụa rởm bán ở Vạn Phúc cũng có ở Sa Pa (Lào Cai), mà 100% là hàng từ Trung Quốc. Thế nhưng, hỏi người bán thì họ vẫn khăng khăng đó là hàng thật. Người mua hàng thường không có kinh nghiệm nên đã bị lừa...".

Giấy rách phải giữ lấy lề

Thực tế, hàng Trung Quốc đâu chỉ tiến công làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng. Trên thị trường nước ta tràn lan quần áo, giày dép, vải vóc, hoa quả... có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại "đội lốt" hàng Việt. Ðó là mặt trái của kinh tế thị trường và phần nào cũng thể hiện các mặt hạn chế của hàng Việt và sự yếu kém về quản lý. Thế nhưng, với những gì đang diễn ra ở làng nghề Vạn Phúc, Bát Tràng không chỉ gây thiệt hại, mất mát cho người tiêu dùng mà cái mất lớn hơn là thương hiệu của các làng nghề truyền thống lâu đời đã bị xâm hại.

Nhiều ý kiến cho rằng, người kinh doanh nên giữ lấy danh tiếng cho làng nghề, đừng vì lợi nhuận mà bán cả thương hiệu. Hơn lúc nào hết, tiếng tăm của Bát Tràng và Vạn Phúc cần được giữ gìn, bảo vệ. Những người con của các làng nghề, hiệp hội làng nghề phải nghiêm khắc hơn nữa trong kinh doanh, buôn bán. Kẻo một khi thương hiệu mất đi, khách hàng quay lưng lại thì có muốn cứu vãn cũng là quá muộn.

* Theo kinh nghiệm của những người sành hàng, nếu đúng là chất liệu lụa tơ tằm Vạn Phúc, thì khi đốt sẽ cháy ra than, chỉ cần vê nhẹ ngón tay là tan thành bụi. Còn lụa mà dùng lửa đốt, vẫn cháy nhưng dẻo quẹo, giống như đốt ni-lông thì đó là hàng Trung Quốc.

* Chủ một lò gốm cho biết: "Hàng Trung Quốc tuy có những món tinh xảo nhưng rất mỏng, dễ vỡ. Nếu cầm hai cái bát, một của Trung Quốc, một của Bát Tràng đập vào nhau thì bát Trung Quốc sẽ vỡ trước.

Theo nhandan.com.vn

Danh mục tin

Có thể bạn quan tâm

Mẹo làm sáng trang sức bạc trong 5 phút

Thời Trang YME | 24/ 04/ 2020

Phối phụ kiện mùa hè như sao Việt

Thời Trang YME | 10/ 03/ 2020

Mẹo phân biệt da thật và giả da

Thời Trang YME | 03/ 07/ 2017

Làm nữ trang sáng bóng trở lại

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Đôi bông tai trị giá 1,6 triệu bảng Anh

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

10 nữ CEO quyền lực nhất thế giới

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Sơ mi tay lỡ và dài tay 'hot' mùa thu này

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Mẹo thăng tiến nhanh cho phái nữ

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Mix khăn ống sành điệu đón gió đông

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Tư vấn: Quần cho chiều cao trung bình

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Phụ nữ vui vẻ thì luôn quyến rũ

Tin Thời Trang | 23/ 09/ 2016

Mix đồ thu đông đẹp với gam tối

Thời Trang YME | 23/ 09/ 2016

Làm thế nào trở thành tỷ phú?

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Phối đồ với 3 kiểu áo len thông dụng

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Cách chọn trang sức phù hợp với màu da

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

13 mẹo thời trang không bao giờ lỗi mốt

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Nữ tính và tác phong công nghiệp

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Diện áo gì tới sở ngày xuân nắng ấm?

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Những trang sức chưa bao giờ thôi quyến rũ

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Mẫu phụ nữ thành công trong hôn nhân

Thời Trang YME | 23/ 09/ 2016

3 cách quàng khăn xinh của nàng công sở

Tin Thời Trang | 23/ 09/ 2016

Những kiểu giày, dép bất tiện khi đi du lịch

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Thật thà như bà Nga Hậu Giang

Thời Trang YME | 23/ 09/ 2016

Phong cách của người phụ nữ thành đạt

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Phụ nữ thành công có những thói quen gì?

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Tô điểm styles với túi xách nhỏ xinh xắn

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Món quà ý nghĩa cho phái đẹp ngày 20/10.

ĐỖ VĂN THƯỜNG | 23/ 09/ 2016

Tin liên quan

Viết bình luận